Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Bệnh viêm gan B có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường máu, đường tình dục và có thể lây truyền từ mẹ sang con.

Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là bệnh lý lây nhiễm do virus viêm gan B (HBV) tấn công gan gây ra, bệnh dẫn đến xơ gan, ung thư gan… Virus HBV là một trong nhiều loại virus gây viêm và ảnh hưởng đến chức năng gan.

Viêm gan B có hai dạng:

  • Viêm gan B cấp tính là bệnh lý ngắn ngày, thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus viêm gan B. Bệnh đôi khi có thể dẫn đến viêm gan B mãn tính;
  • Viêm gan B mãn tính xảy ra dài hạn, khi virus không bị đào thải mà tiếp tục sống trong cơ thể bệnh nhân. 

Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm gan B là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao

Nguyên nhân và con đường lây truyền bệnh viêm gan B

Viêm gan B do virus HBV gây ra. HBV thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc ADN. Dựa vào trình tự các nucleotide, HBV được chia thành 10 kiểu gen khác nhau ký hiệu từ A đến J. HBV có 3 loại kháng nguyên HBsAg, HBeAg và HBcAg, tương ứng với 3 loại kháng nguyên trên là 3 loại kháng thể anti-HBs, anti-HBc và anti-HBe. Sự hiện diện của các kháng nguyên, kháng thể này quan trọng trong việc xác định bệnh, thể bệnh cũng như diễn biến bệnh. 

Sau khi lây nhiễm vào cơ thể, virus có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tháng tùy thể trạng từng người. Sau đó virus HBV bắt đầu hoạt động và gây viêm gan B cấp tính. Nếu sau 6 tháng, cơ thể người bệnh không thể tự miễn dịch được với virus, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và nhiễm virus HBV suốt đời.

Viêm gan B chủ yếu lây truyền qua 3 con đường là: Truyền từ mẹ sang con, truyền qua đường tình dục và truyền qua đường máu.

Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa

Virus HBV có thể lây truyền từ mẹ sang con

  • Truyền từ mẹ sang con: Nếu mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì con có khả năng mắc bệnh rất cao, với xác suất 90%. Nếu tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi trẻ được sinh, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm. 
  • Truyền qua đường tình dục: Virus HBV có trong tinh dịch của nam giới hoặc trong dịch tiết âm đạo của nữ giới có thể gây lây nhiễm cho đối phương qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục. Do vậy, nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B thì khả năng mắc bệnh rất cao.
  • Truyền qua đường máu: Nếu dùng chung kim tiêm với người bị bệnh viêm gan B sẽ có nguy cơ mắc bệnh này. Ngoài ra dùng chung các vật dụng cá nhân như: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng…hay các dịch vụ thẩm mỹ làm móng, xăm hình… nếu các dụng cụ không được vệ sinh đúng cách và có chứa virus HBV thì nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao.

Triệu chứng bệnh viêm gan B

Viêm gan B thường ít có những biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu rất dễ khiến cho người bệnh chủ quan và bỏ qua. Các triệu chứng viêm gan B xuất hiện nhiều và rõ rệt khi bệnh đã tiến triển được một thời gian dài. Người bệnh viêm gan B có một số triệu chứng biểu hiện ở cơ thể như sau:

  • Mệt mỏi, uể oải, suy nhược cơ thể
  • Chán ăn, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi
  • Vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu, đi ngoài phân bạc màu
  • Đau vùng gan, vị trí phía trên bên phải bụng
  • Sốt nhẹ về chiều, cảm giác ngứa ngáy trên da

Các triệu chứng trên không phải bệnh nhân nào cũng mắc phải, cách duy nhất để biết bạn có bị viêm gan B hay không là xét nghiệm máu đặc biệt cho viêm gan B.

Các cách phòng ngừa bệnh viêm gan B

Hiện nay, tiêm vắc xin phòng viêm gan B được coi là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Tổ chức WHO khuyến cáo cần tiêm vắc xin phòng viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu), tiếp theo là 2 hoặc 3 liều với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là 4 tuần.

Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa

Tổ chức WHO khuyến cáo nên tiêm phòng HBV càng sớm càng tốt

Bên cạnh đó, mọi người có thể phòng ngừa bệnh bằng các cách sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
  • Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe hai vợ chồng trước khi quyết định có con.
  • Thai phụ cũng cần thăm khám định kỳ trong suốt quá trình mang thai.
  • Băng kín các vết thương hở để tránh bị lây nhiễm virus viêm gan B.
  • Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm với bất kỳ ai.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở, chất dịch của người khác nếu không sử dụng dụng cụ bảo vệ.
  • Không xăm hình, làm móng, châm cứu…tại những cơ sở không uy tín.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo…

Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa

Quan hệ tình dục thủy chung, an toàn là cách phòng ngừa lây nhiễm virus HBV

Viêm gan B do virus HBV gây ra là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao do vậy mọi người cần có kiến thức về bệnh để biết cách phòng bệnh đúng cách, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa



Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
17

Thg

05

Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ Việt Nam. Mỗi năm khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do căn bệnh này, tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do ung thư cổ tử cung.Đọc tiếp
8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt
17

Thg

05

8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt

Ung thư, gen và các đột biến có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giữa những người có huyết thống càng gần thì xác suất ung thư di truyền càng cao. Các tế bào ung thư di truyền được giữ lại trong cơ thể của thế hệ tiếp theo đến khi gặp điều kiện thuận lợi do ảnh hưởng của lối sống, môi trường mà...Đọc tiếp
Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp
16

Thg

05

Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp

Sinh thiết mô là một tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn đoán xác định ung thư. Khi bệnh nhân có khối u bất thường các bác sĩ thường sẽ tiến hành sinh thiết mô để xác nhận bệnh nhân có hay không mắc ung thư.Đọc tiếp
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để tránh hậu quả nặng nề do dị tật
05

Thg

05

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để tránh hậu quả nặng nề do dị tật

Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra trước tiên phải được lành lặn và khỏe mạnh. Thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh sẽ giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây raĐọc tiếp
Tổng quan những phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay
05

Thg

05

Tổng quan những phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay

Dị tật bẩm sinh là những chứng bệnh mà trẻ sơ sinh mắc phải từ khi còn là bào thai. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 4.000 loại dị tật bẩm sinh khác nhau gây ra do các yếu tố như di truyền, môi trường và một số nguyên nhân chưa xác định.Đọc tiếp
Nguyên lý đo quang của máy xét nghiệm sinh hoá
05

Thg

05

Nguyên lý đo quang của máy xét nghiệm sinh hoá

Máy xét nghiệm sinh hoá hiện nay hầu hết đều được sử dụng phương pháp phân tích là đo quang. Vậy nguyên lý đo quang của các dòng máy xét nghiệm sinh hoá là gì ?Đọc tiếp
Làm thế nào để phát hiện bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)?
05

Thg

05

Làm thế nào để phát hiện bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)?

Chẩn đoán các thể bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) được thực hiện dựa trên đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Các xét nghiệm máu như công thức máu, quan sát tiêu bản máu dưới kính hiển vi và điện di huyết sắc tố (Hemoglobin) giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh thalassemia.Đọc tiếp
Vì sao cần chủ động xét nghiệm máu tổng quát để phát hiện bệnh?
05

Thg

05

Vì sao cần chủ động xét nghiệm máu tổng quát để phát hiện bệnh?

Xét nghiệm máu tổng quát là một phần trong quy trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc khám chữa bệnh. Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp phát hiện một số bệnh lý (ở giai đoạn tiền lâm sàng) trước khi các bệnh này biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.Đọc tiếp
Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm huyết học
05

Thg

05

Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm huyết học

Hiện nay, hầu hết tất cả các xét nghiệm công thức máu đều được thực hiện trên các máy xét nghiệm huyết học tự động. Các hệ thông máy càng ngày hiện đại và cho ra kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố dẫn đến sai kết quả xét nghiệm công thức máu. Vậy những yếu tố đó là gì?Đọc tiếp

Thông tin Bottom bên trái  (+84-28) 36 200745 - Tư vấn hỗ trợ khách hàng 24/7;  
  info@kholico.com

     

  • Logo Bottom

  • Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch vụ Kholico

    Trụ sở HCM : 63 Dân Tộc, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (0283) 6200 745            Fax: (0283) 6200 746

    CN Cần Thơ: Số 3 Đường Số 5, Khu đô thị Long Thịnh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

    Tel: (0292) 3777 479            Fax: (0292) 3777 579

    Email: info@kholico.com

  • Facebook page

© Bản quyền bởi Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kholico