Vì sao cần chủ động xét nghiệm máu tổng quát để phát hiện bệnh?

1. Xét nghiệm máu tổng quát gồm những gì?

Để tiến hành xét nghiệm máu tổng quát bạn chỉ cần đến các cơ sở y tế để lấy mẫu máu 4-8 mililit (mL) từ tĩnh mạch. Mẫu máu sau đó được mang đến phòng xét nghiệm chuyên dụng. Xét nghiệm máu tổng quát bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu (Tổng phân tích tế bào máu): giúp bạn biết được mình có bị thiếu máu hay không; lượng các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu có ổn định không; thành phần các tế bào bạch cầu như thế nào, có bị nhiễm trùng máu, ung thư máu hay không?
  • Xét nghiệm đường máu (Glucose): kiểm tra lượng đường trong máu có vượt mức bình thường không, xác định xem bạn có bị tiểu đường không? Nếu lượng đường trong máu lúc đói (đã nhịn ăn hơn 8 giờ) đo được cao hơn 126 miligam/decilit (mg/dl) có thể bạn bị tiểu đường. Bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra lại đường máu lúc đói vào một ngày khác, hoặc dùng các xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán bạn có tiểu đường hay không.
  • Xét nghiệm các men của gan (AST/ALT/GGT): Nồng độ các chất này trong máu khi tăng cao hơn 2 lần ngưỡng bình thường giúp xác định tình trạng tổn thương tế bào gan. Tổn thương tế bào gan có thể do nhiều nguyên nhân. Các xét nghiệm này không giúp đánh giá chức năng gan. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân tổn thương tế bào gan và hướng khắc phục cụ thể.
  • Xét nghiệm mỡ máu (Cholesterol, HDL-C, LDL-C và Triglyceride): Mỡ máu cao hơn ngưỡng bình thường khiến bạn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch về sau, như xơ vữa mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Mỗi trị số mỡ máu có một ý nghĩa khác nhau, bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp và đưa ra kế hoạch cải thiện các chỉ số này, từ đó giảm thiểu nguy cơ bệnh lý tim mạch sau này.
  • Xét nghiệm chức năng thận (Ure, Creatinin): Thận là cơ quan điều hòa và bài tiết các chất dư thừa thông qua nước tiểu. Ure và Creatinin cũng là những chất được thận đào thải qua nước tiểu. Nồng độ 2 chất này tăng cao trong máu chỉ điểm chức năng bài tiết của thận bị suy giảm. Bác sĩ sẽ tư vấn và giúp bạn thực hiện các bước tiếp theo để tìm nguyên nhân hoặc bệnh lý về thận (nếu có).

xét nghiệm máu

2. Xét nghiệm máu tổng quát biết được bệnh gì?

Các xét nghiệm cơ bản trên sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe sơ bộ, với mục tiêu tầm soát. Khi kết quả xét nghiệm có những vấn đề bất thường, bạn sẽ được bác sĩ giải thích và chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt hơn để đi đến kết luận chính xác như: các xét nghiệm máu chuyên sâu khác, siêu âm, chụp X Quangchụp CTchụp cộng hưởng từ...

Như vậy, xét nghiệm máu tổng quát sẽ giúp phát hiện các bệnh lý cơ bản: bệnh tiểu đường, tình trạng tăng mỡ máu, bệnh thiếu máu, tình trạng tăng men gan, tăng axít uric, suy giảm chức năng thận..., cho đến các tình trạng hoặc bệnh lý phức tạp hơn như: cô đặc máu, giảm tiểu cầu, suy giảm miễn dịch, viêm gan, nhiễm trùng máu, ung thư máu, rối loạn tăng sinh tủy, nhiễm ký sinh trùng, bệnh dị ứng, thiếu máu di truyền...

3. Những lưu ý khi xét nghiệm máu tổng quát?

Trước khi xét nghiệm máu tổng quát có cần nhịn ăn, nhịn uống không? Nên lấy máu xét nghiệm vào lúc nào là tốt nhất? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi có nhu cầu xét nghiệm máu tổng quát.

xét nghiệm máu

Nhịn ăn, nhịn uống trước khi xét nghiệm máu tổng quát

Thực tế là chỉ có 2 loại xét nghiệm bị ảnh hưởng kết quả nếu bạn đã ăn thức ăn hoặc uống nước có đường trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm. Đó là xét nghiệm đường máu (Glucose) và Mỡ máu (Triglyceride). Lượng đường và chất béo trong thức ăn sẽ nhanh chóng được hấp thu vào máu và kết quả đo lường sẽ không phản ánh đúng tình trạng của cơ thể bạn. Hãy thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế biết nếu bạn đã lỡ ăn hoặc uống nước có đường trước khi lấy mẫu máu.

Các xét nghiệm máu khác hầu như không bị ảnh hưởng bởi việc ăn uống.

Để đảm bảo kết quả ít sai lệch nhất khi thực hiện xét nghiệm máu tổng quát, bạn vui lòng thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:

  • Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu: Trong vòng 8 – 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn không nên ăn hay uống các loại nước ngọt, nước hoa quả, nước có gas, đặc biệt là rượu, bia, cà phê... Các chất có trong thức ăn có thể chuyển hóa thành đường glucose khiến kết quả xét nghiệm không chính xác, đặc biệt là các xét nghiệm liên quan đến tim mạch, đường huyết, mỡ máu. Đó chính là lý do vì sao xét nghiệm máu tổng quát thường được thực hiện vào buổi sáng. Sau khi lấy mẫu máu bạn có thể ăn uống bình thường.
  • Không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích trước khi làm xét nghiệm.
  • Bạn có thể uống nước lọc một cách bình thường để đảm bảo cơ thể không bị mất nước. Nước lọc không gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim... có thể uống thuốc trước thời gian làm xét nghiệm. Tuy nhiên để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị sai lệch, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Vì sao cần chủ động xét nghiệm máu tổng quát để phát hiện bệnh?



Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
17

Thg

05

Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ Việt Nam. Mỗi năm khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do căn bệnh này, tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do ung thư cổ tử cung.Đọc tiếp
8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt
17

Thg

05

8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt

Ung thư, gen và các đột biến có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giữa những người có huyết thống càng gần thì xác suất ung thư di truyền càng cao. Các tế bào ung thư di truyền được giữ lại trong cơ thể của thế hệ tiếp theo đến khi gặp điều kiện thuận lợi do ảnh hưởng của lối sống, môi trường mà...Đọc tiếp
Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa
16

Thg

05

Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Bệnh viêm gan B có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường máu, đường tình dục và có thể lây truyền từ mẹ sang con.Đọc tiếp
Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp
16

Thg

05

Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp

Sinh thiết mô là một tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn đoán xác định ung thư. Khi bệnh nhân có khối u bất thường các bác sĩ thường sẽ tiến hành sinh thiết mô để xác nhận bệnh nhân có hay không mắc ung thư.Đọc tiếp
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để tránh hậu quả nặng nề do dị tật
05

Thg

05

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để tránh hậu quả nặng nề do dị tật

Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra trước tiên phải được lành lặn và khỏe mạnh. Thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh sẽ giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây raĐọc tiếp
Tổng quan những phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay
05

Thg

05

Tổng quan những phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay

Dị tật bẩm sinh là những chứng bệnh mà trẻ sơ sinh mắc phải từ khi còn là bào thai. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 4.000 loại dị tật bẩm sinh khác nhau gây ra do các yếu tố như di truyền, môi trường và một số nguyên nhân chưa xác định.Đọc tiếp
Nguyên lý đo quang của máy xét nghiệm sinh hoá
05

Thg

05

Nguyên lý đo quang của máy xét nghiệm sinh hoá

Máy xét nghiệm sinh hoá hiện nay hầu hết đều được sử dụng phương pháp phân tích là đo quang. Vậy nguyên lý đo quang của các dòng máy xét nghiệm sinh hoá là gì ?Đọc tiếp
Làm thế nào để phát hiện bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)?
05

Thg

05

Làm thế nào để phát hiện bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)?

Chẩn đoán các thể bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) được thực hiện dựa trên đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Các xét nghiệm máu như công thức máu, quan sát tiêu bản máu dưới kính hiển vi và điện di huyết sắc tố (Hemoglobin) giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh thalassemia.Đọc tiếp
Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm huyết học
05

Thg

05

Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm huyết học

Hiện nay, hầu hết tất cả các xét nghiệm công thức máu đều được thực hiện trên các máy xét nghiệm huyết học tự động. Các hệ thông máy càng ngày hiện đại và cho ra kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố dẫn đến sai kết quả xét nghiệm công thức máu. Vậy những yếu tố đó là gì?Đọc tiếp

Thông tin Bottom bên trái  (+84-28) 36 200745 - Tư vấn hỗ trợ khách hàng 24/7;  
  info@kholico.com

     

  • Logo Bottom

  • Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch vụ Kholico

    Trụ sở HCM : 63 Dân Tộc, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (0283) 6200 745            Fax: (0283) 6200 746

    CN Cần Thơ: Số 3 Đường Số 5, Khu đô thị Long Thịnh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

    Tel: (0292) 3777 479            Fax: (0292) 3777 579

    Email: info@kholico.com

  • Facebook page

© Bản quyền bởi Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kholico