Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ Việt Nam. Mỗi năm khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do căn bệnh này, tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Thời gian hình thành ung thư cổ tử cung kéo dài từ 5 đến 20 năm.

Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung

Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do virus Human Papilloma Virus (HPV) gây ra thông qua quan hệ tình dục. HPV lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả âm đạo, hậu môn và thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng. Virus HPV cũng có thể lây lan từ người này sang người kia khi có tiếp xúc da với da. 

Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Virus HPV – Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Có hơn 100 loại HPV nhưng không phải tất cả chúng đều gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Có đến 20 chủng HPV nguy cơ cao bao gồm: HPV 16, HPV 18, HPV 26, HPV 31, HPV 33, HPV 35, HPV 39, HPV 45, HPV 51, HPV 52, HPV 53, HPV 56, HPV 58, HPV 59, HPV 66, HPV 69, HPV 70, HPV 73 và HPV 82.

Trong đó HPV 16 và HPV 18 là thủ phạm gây ra 70% trường hợp ung thư cổ tử cung, 30% còn lại là do các tuýp HPV khác gây nên. Tuy nhiên các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Việt Nam hiện nay chỉ phát hiện được một số chủng HPV như HPV 16, HPV 18, HPV 6, HPV 11…

Ngoài ra, các loại HPV này cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư miệng họng.

Những người quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người và những người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là những người có nguy cơ cao bị nhiễm HPV. Tuy nhiên, không phải ai bị nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung. Nhưng có đến 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện thấy virus HPV.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung

Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu và tiền ung thư thường không có triệu chứng. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi khối u phát triển lớn hoặc ảnh hưởng đến một số chức năng trong cơ thể. 

Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Chảy máu bất thường từ âm đạo, chẳng hạn như chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, thời gian dài hơn so với chu kỳ bình thường, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ, chảy máu sau khi mãn kinh, chảy máu sau khi đi vệ sinh hoặc khám phụ khoa;
  • Đau ở bụng dưới hoặc xương chậu;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, chẳng hạn như có ít máu từ dịch âm đạo tiết ra.

Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

10 dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung cần lưu ý

Tuy nhiên một số căn bệnh khác như nhiễm trùng cũng có khả năng gây ra các triệu chứng tương tự bệnh ung thư cổ tử cung. Do vậy khi phát hiện cơ thể có các triệu chứng nêu trên nên đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và kịp thời chữa trị.

Cách phòng tránh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh có tỷ lệ tử vong cao ở phụ nữ tuy nhiên nếu biết cách phòng tránh thì có thể hoàn toàn tránh xa được loại bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là các cách phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả:

Không quan hệ tình dục sớm

Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên là một trong những yếu tố nguy cơ lây nhiễm HPV bởi trong giai đoạn này khả năng tự bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh chưa được tốt. Đây cũng là giai đoạn các bộ phận trong cơ quan sinh dục đang hoàn thiện và ở giai đoạn nhạy cảm nhất.

Tiêm vắc xin HPV

Tiêm vắc xin HPV để phòng tránh ngừa bệnh ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi. Đây là vắc xin có tác dụng ngăn chặn tiền ung thư chứ không có tác dụng ngăn ngừa ung thư ở giai đoạn chưa di căn hay giai đoạn di căn. Nên tiêm vắc xin trước khi quan hệ tình dục lần đầu để thuốc có hiệu quả cao nhất. 

Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Tiêm vacxin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thực đơn hàng ngày đảm bảo đầy đủ vitamin E, A, C và canxi. Giữ tinh thần lạc quan, tránh stress để nâng cao chất lượng cuộc sống. Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo.

Phụ nữ hạn chế dùng thuốc tránh thai, cần xây dựng đời sống tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả. Tránh xa thuốc lá và các chất kích thích như cà phê rượu, bia, ma túy,…

Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Cải thiện chế độ dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe là cách phòng bệnh hiệu quả

Khám phụ khoa định kỳ 

Thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến đường sinh dục, đặc biệt là những biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, bạn cần luôn theo dõi những biểu hiện sớm của bệnh ung thư cổ tử cung để kịp thời kiểm tra và khám sàng lọc. 

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, hãy luôn biết cách bảo vệ bản thân bởi đó là cách tốt nhất giúp bạn tránh xa bệnh ung thư cổ tử cung nói riêng và các loại bệnh khác nói chung.

Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa



8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt
17

Thg

05

8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt

Ung thư, gen và các đột biến có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giữa những người có huyết thống càng gần thì xác suất ung thư di truyền càng cao. Các tế bào ung thư di truyền được giữ lại trong cơ thể của thế hệ tiếp theo đến khi gặp điều kiện thuận lợi do ảnh hưởng của lối sống, môi trường mà...Đọc tiếp
Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa
16

Thg

05

Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Bệnh viêm gan B có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường máu, đường tình dục và có thể lây truyền từ mẹ sang con.Đọc tiếp
Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp
16

Thg

05

Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp

Sinh thiết mô là một tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn đoán xác định ung thư. Khi bệnh nhân có khối u bất thường các bác sĩ thường sẽ tiến hành sinh thiết mô để xác nhận bệnh nhân có hay không mắc ung thư.Đọc tiếp
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để tránh hậu quả nặng nề do dị tật
05

Thg

05

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để tránh hậu quả nặng nề do dị tật

Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra trước tiên phải được lành lặn và khỏe mạnh. Thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh sẽ giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây raĐọc tiếp
Tổng quan những phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay
05

Thg

05

Tổng quan những phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay

Dị tật bẩm sinh là những chứng bệnh mà trẻ sơ sinh mắc phải từ khi còn là bào thai. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 4.000 loại dị tật bẩm sinh khác nhau gây ra do các yếu tố như di truyền, môi trường và một số nguyên nhân chưa xác định.Đọc tiếp
Nguyên lý đo quang của máy xét nghiệm sinh hoá
05

Thg

05

Nguyên lý đo quang của máy xét nghiệm sinh hoá

Máy xét nghiệm sinh hoá hiện nay hầu hết đều được sử dụng phương pháp phân tích là đo quang. Vậy nguyên lý đo quang của các dòng máy xét nghiệm sinh hoá là gì ?Đọc tiếp
Làm thế nào để phát hiện bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)?
05

Thg

05

Làm thế nào để phát hiện bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)?

Chẩn đoán các thể bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) được thực hiện dựa trên đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Các xét nghiệm máu như công thức máu, quan sát tiêu bản máu dưới kính hiển vi và điện di huyết sắc tố (Hemoglobin) giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh thalassemia.Đọc tiếp
Vì sao cần chủ động xét nghiệm máu tổng quát để phát hiện bệnh?
05

Thg

05

Vì sao cần chủ động xét nghiệm máu tổng quát để phát hiện bệnh?

Xét nghiệm máu tổng quát là một phần trong quy trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc khám chữa bệnh. Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp phát hiện một số bệnh lý (ở giai đoạn tiền lâm sàng) trước khi các bệnh này biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.Đọc tiếp
Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm huyết học
05

Thg

05

Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm huyết học

Hiện nay, hầu hết tất cả các xét nghiệm công thức máu đều được thực hiện trên các máy xét nghiệm huyết học tự động. Các hệ thông máy càng ngày hiện đại và cho ra kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố dẫn đến sai kết quả xét nghiệm công thức máu. Vậy những yếu tố đó là gì?Đọc tiếp

Thông tin Bottom bên trái  (+84-28) 36 200745 - Tư vấn hỗ trợ khách hàng 24/7;  
  info@kholico.com

     

  • Logo Bottom

  • Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch vụ Kholico

    Trụ sở HCM : 63 Dân Tộc, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (0283) 6200 745            Fax: (0283) 6200 746

    CN Cần Thơ: Số 3 Đường Số 5, Khu đô thị Long Thịnh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

    Tel: (0292) 3777 479            Fax: (0292) 3777 579

    Email: info@kholico.com

  • Facebook page

© Bản quyền bởi Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kholico